Chi tiết Hoạt động

NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI TRẺ CHẬM NÓI

Khuyết tật trí tuệ thường là nguyên nhân gây chậm phát triển về lời nói và ngôn ngữ.

1/ Khiếm khuyết trong phát triển tình cảm – xã hội

Ví dụ về vẫn đề tình cảm : khi một đứa trẻ càm thấy không an toàn, trẻ sẽ tách mình khỏi môi trường, không giao tiếp bằng mắt hoặc thỉnh thoảng giao tiếp bằng mắt rất ngắn.

Ví dụ về xã hội : trẻ sẽ không chơi với những trẻ khác mặc dù ở lứa tuổi của bé lẽ ra trẻ phải biết chơi với bạn bè. Nhưng trẻ chỉ chơi một mình mà từ chối chơi cùng bạn. Một vài trẻ có vấn đề trong phát triền các kỹ năng xã hội sẽ không hiểu và không chấp nhận quy tắc chơi, luật chơi, không biết cách chờ đợi để chơi...

 

2/ Khiếm khuyết trong phát triển cảm giác

Sự phát triển bình thường của các giác quan đóng vai trò quan trọng giúp trẻ em học ngôn ngữ. Các em thường có khiếm khuyết về cảm giác. Điều này sẽ hạn chế việc tiếp nhận thông tin một cách trọn vẹn và đầy đủ, sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của các em.

 

3/ Khiếm khuyết trong phát triển vận động

Khả năng vận động giúp trẻ khám phá môi trường xung quanh. Trong khi trẻ vận động, môi trường xung quanh sẽ biến đổi, trẻ sẽ học về tầm quan trọng của các đồ vật, học cách sử dụng các đồ vật, đồng thời khi trẻ chạm vào các đồ vật trẻ sẽ được nghe tên gọi các đồ vật. Hầu hết các các bé đều có xu hướng ngại khám phá môi trường xung quanh, ít khi thể hiện sự tò mò về các đồ vật, hiện tượng xung quanh. Điều này làm ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình phát triển ngôn ngữ giao tiếp và quá trình nhận thức của trẻ.

 

4/ Khó khăn trong khả năng tập trung

Các vấn đề về khả năng tập trung có thể dẫn đến việc trẻ không thể chú ý vào một mục tiêu cụ thể nào, trẻ có vấn đề vầ tập trung sẽ gặp khó khăn trong việc học các kỹ năng ngôn ngữ. Thông thường trẻ sẽ chỉ nghe thấy một phần của lời nói và do đó trẻ không hiểu hết nghĩa.

 

5/ Khó khăn trong khả năng bắt chước

Bắt chước là một điều kiện rất quan trọng trong phát triển ngôn ngữ. Bắt chước các cử động, các âm thanh là điều hất sức cần thiết trong việc học cách biểu hiện. Việc trẻ không có hoặc hạn chế về khả năng bắt chước có thể do một trong những nhân tố đã nói trên.

 

6/ Những tác động về môi trường

Môi trường kích thích phát triển ngôn ngữ sẽ mang lại cho đứa trẻ cơ hội khám phá giao tiếp và làm cho trẻ hứng thu giao tiếp.

Môi trường cũng có thể có những ảnh hưởng tiêu cực nếu: Thiếu kích thích, quá nhiều kích thích, môi trường song ngữ ...

 

7/ Sự chậm trễ trong khả năng lĩnh hội về ngôn ngữ

  • Sự chậm trễ phát triển trong phạm vi ngữ dụng biểu hiện

Không có hoặc có rất ít sự tiếp xúc bằng mắt

Khoảng thời gian chú ý ngắn

Không có hoặc hạn chế về khả năng luân phiên

Nhận ra sự tồn tại của đồ vật muộn

Khả năng tập trung chú ý vào đồ vật muộn.

Khả năng tập trung chú ý vào đồ vật, người thấp

Hiểu các biểu tượng muộn

Ít hợp tác và chia sẻ với người khác

Thiếu sự tự tin để khẳng định cho quan điểm của chính mình

Không tuân theo các quy tác giao tiếp ( lắng nghe, đợi đến lượt mình )

Không có khả năng phỏng đoán về đối tượng giao tiếp với mình

Khó khăn trong việc lựa chọn ngôn ngữ trong các tình huống và đối tượng giao tiếp khác nhau ( ví dụ xưng hô)

Không có khả năng xử lí các mâu thuẫn, xung đột bằng ngôn ngữ

 

  • Sự phát triển chậm trễ trong phạm vi ngữ nghĩa biểu hiện:

Vốn từ bị hạn chế

Ý nghĩa của các dạng từ được sử dụng quá hạn hẹp ( vd : một cái bàn cụ thể mới được gọi là cái bàn, những chiếc bàn khác một chút thì trẻ không hiểu được đó cũng là cái bàn.) trẻ gặp khó khăn ở khả năng khái quát hóa

Việc phân loại các thuật ngữ theo chức năng dưới một thuật ngữ chung phát triển muộn, có nghĩa trẻ không thể phận loại quần , áo, tất với thuật ngữ chung đó là “ quần áo ”.

Khả năng diễn giải hoặc mô tả một thuật ngữ chưa biết hạn chế, vd trẻ muốn yêu cầu một đồ chơi nhất định, trẻ không biết tên của đồ chơi đó và cũng không thể mô tả nó bằng các từ khác.

 

  • Sự phát triển chậm trễ trong phạm vi ngữ âm

Một số trẻ có khó khăn về thể chất thường ảnh hưởng đến khả năng phát âm. VD: Ngọng, không rõ từ, nói khó…

Cử động và phối hợp của các cơ quan phát âm không tốt

Sự khác thường của cơ quan phát âm . VD: Hở hàm ếch, hở môi

Cơ miệng yếu

Khó khăn trong việc phân biệt các âm thanh thính giác. Não bộ không thể xử lí thông tin về các âm thanh thu nhận , do đó trẻ gặp khó khăn trong bắt chước các âm thanh nghe được.

Khó khăn trong việc sử dụng các nguyên âm ( thảo, mèo…) hay các phụ âm ( trứng, nhà..).

Nhận thức về ngữ âm không đầy đủ VD: khó phân biệt các âm phát ra gần giống nhau như: “ na” và “ da ”.

 

  • Sự phát triển chậm trễ trong phạm vi ngữ pháp và cú pháp

Gặp khó khăn trong việc kết hợp các câu gồm hai, ba từ trở lên

Gặp khó khăn trong việc thành lập câu đúng

Gặp khó khăn trong việc sử dụng các câu mô tả, hình thức số nhiều

Sử dụng các từ không đúng các từ phân lại ( cái, con, củ, quả )

Khó khăn trong việc sử dụng câu so sánh

Khó khăn trong việc sử dụng từ quá khứ và tương lai ( đã, sẽ )

Cấu trúc câu lộn xộn, không theo quy tắc ( “ con ăn cơm ” trẻ thường nói “ cơm ăn con ”… )

 

8/ Tiến trình giao tiếp gặp khó khăn

Nghe và nhìn thông điệp

Thu nhận những gì trẻ nhìn và nghe thấy

Nhận ra điều trẻ nhìn và nghe thấy

Nhận ra ý nghĩa của câu nói, sự kiện, tình huống cụ thể

Quyết định phản ứng lại

Quyết định cách gửi thông điệp trả lời

Khó chọn lựa từ ngữ và âm thanh , dấu hiệu, tranh ảnh, con chữ và từ

Khó khăn trong việc nhận biết thứ tự của các biểu tượng

Đáp lại – điều khiển và điều chỉnh câu trả lời cho đúng

Một số biểu hiện khác trong sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ khuyết tật trí tuệ

Nói lắp

Trẻ không phát ra âm tiết nào

Trẻ nói ở nhà nhưng không nói ở trường

Trẻ nói quá nhiều

Trẻ nghe hiểu ngôn ngữ nói nhưng không tự nói

Trẻ phát âm thiếu, nhầm lẫn từ .

 

 

zalo
zalo