Khó khăn học tập có nguyên nhân đến từ trẻ và khó khăn học tập đến từ nguyên nhân môi trường xung quanh như gia đình, nhà trường khiếm khuyết học tập là một rối loạn về tiến trình tâm lý liên quan đên việc hiểu và sử dụng ngôn ngữ làm cho trẻ hạn chế về nghe, nói, đọc, đánh vần, viết, đánh vần và làm toán và có các nguyên nhân "
- Chậm phát triển tâm thần
- Giảm tập trung
- Hội chứng ADHD ....
ADHD loại 1: Kém chú ý, không tăng động.
- Không chú ý đến chi tiết hoặc mắc lỗi bất cẩn trong học tập.
- Gặp khó khăn trong việc tập trung vào các nhiệm vụ học tập hoặc vui chơi..
- Không nghe đối phương nói, ngay cả khi nói chuyện trực tiếp.
- Gặp khó khăn trong việc làm theo sự chỉ dẫn và không hoàn thành việc học hoặc việc vặt.
- Gặp khó khăn khi tổ chức các nhiệm vụ và hoạt động.
- Tránh hoặc không thích các nhiệm vụ đòi hỏi nỗ lực tinh thần tập trung, chẳng hạn như bài tập về nhà.
- Mất các vật dụng cần thiết cho việc học hoặc các hoạt động khác, ví dụ như đồ chơi, bài tập ở trường, bút chì.
- Dễ bị phân tâm.
- Quên làm một số hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như quên làm việc vặt
ADHD loại 2: Tăng động, nhưng không bị mất chú ý.
- Có biểu hiện lo lắng bằng việc chạm tay hoặc chân vào nhau, hoặc vặn vẹo trên ghế.
- Gặp khó khăn khi ngồi trong lớp học hoặc trong các tình huống khác.
- Thường xuyên di chuyển, chuyển động liên tục.
- Ngắt lời, làm gián đoạn người hỏi.
- Gặp khó khăn khi chờ đến lượt của mình.
- Làm gián đoạn hoặc xâm phạm vào các cuộc trò chuyện, trò chơi hoặc hoạt động của người khác.
Dạng giảm tập trung là chủ yếu: Đứa trẻ có vấn đề trong tập trung ở lớp và thường đãng trí, đễ bị làm sao lãng. Trẻ có điểm đặc trưng là "mơ màng", làm việc cẩu thả, khó theo dõi trọn vẹn điều gì, thường khó khăn với hoạt động có tổ chức, hay đánh mất đồ vật, làm việc không hết khả năng, thẫn thờ và hay quên. Trẻ ở dạng này có xu hướng hườn nôi hơn là hướng ngoại. Đầu óc của trẻ có thể quá linh hoạt, nhiều suy nghĩ cùng một lúc, và thường có các kết quả mang tính sáng tạo, trong khi cơ thể lại vận động chậm chạp. Trẻ ở dạng này thường không đạt kết quả tốt trong học tập. Chúng không hay phá phách như trẻ quá hiếu động - hấp dẫn nên các giáo viên có thể quản lý tình trạng của trẻ này khá dễ dàng.
Dạng quá hiếu động - hấp dẫn: Bao gồm những trẻ có vẻ không thể ngồi yên, nói quá nhiều và khó có thể chơi đùa một cách yên lặng. Trẻ ở dạng này thường gây nhiều khó khăn cho cha mẹ trong công việc dạy dỗ chúng. Chúng thường có vấn đề về ngủ, tiểu dầm, bướng bỉnh, hay nổi cơn cáu giận những trẻ dạng mất tập trung hoặc những trẻ bị rối loạn ADHD. Chúng cũng có xu hướng dễ gặp tai nạn, có thể bị thương hoặc bị ngộ độc tình cờ hơn những trẻ khác.
Dạng liên kết: Là những trẻ có cả những đặc điểm của tình trạng giảm tập trung lẫn quá hiếu động - hấp dẫn. Đôi khi chúng mất tập trung và như "đang ở một thế giới khác". Tuy nhiên chúng cũng có vấn đề với sự quá hiếu động - hấp dẫn. Barkley (1996) cho rằng dạng giảm tập trung của rối loạn ADHD khác cơ bản với dạng quá hiếu động - hấp dẫn. Ông gợi ý rằng những trẻ ở dạng giảm tập trung có thể có những vấn đề thuộc về bản chất trong tập trung có trọng điểm hoặc tập trung có chọn lọc: còn trẻ ở dạng quá hiếu động - hấp dẫn và liên kết có những khó khăn cơ bản về tính kiên định vào mục tiêu đơn giản đã định và khả năng kiểm soát của chúng đối với những can thiệp từ bân ngoài. Sự khác nhau này cho thấy nếu bạn có một đứa trẻ ở dạng giảm tập trung và bạn giao cho trẻ một bài tập làm tại chỗ thì trẻ sẽ cảm thấy khó bắt đầu làm bài và khó dành ưu tiên hàng đầu cho việc hoàn thành bài tập. trong khi đó, một đứa trẻ ở dạng rối loạn liên kết sẽ khó haonf thành công việc của mình do bị sao nhãng bởi những gì diễn ra quanh trẻ.