Chi tiết Hoạt động

Trẻ rối loạn phát triển lan tỏa

 

Trẻ rối loạn phát triển lan tỏa là thuật ngữ được sử dụng để miêu tả chứng rối loạn với các triệu chứng nhẹ hơn rối loạn phổ tự kỷ. Cách phát triển, tư duy của não bộ cùng với khả năng giao tiếp xã hội đều bị ảnh hưởng, thiếu hụt. Nhưng các dấu hiệu trẻ rối loạn phát triển lại không rõ ràng như tự kỷ. Vì thế rất khó để nhận biết và đưa ra chẩn đoán. Hiện nay với nhiều nghiên cứu và phân tích đã có thể thấy được nguyên nhân, biểu hiện và các chữa trị, khắc phục.

 

1. Trẻ rối loạn phát triển lan tỏa là gì và những điều cần biết

 

Đối với trẻ rối loạn phát triển lan tỏa các biểu hiện của người mắc bệnh đều không rõ ràng. Các triệu chứng biểu hiện bên ngoài chưa đủ để đưa ra kết luận và tình trạng bệnh. Vì vậy các bác sĩ và chuyên gia sử dụng cụm từ rối loạn phát triển lan tỏa không đạt hiệu khác để nói về căn bệnh này.

 

 

Hiện nay với sự phát triển hơn về y học và cách thức chuẩn đoán đã thay đổi. Các triệu chứng kể cả nhẹ cũng được chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ. Việc phát hiện được bệnh và có sự can thiệp của y học càng sớm thì các triệu chứng lại được cải thiện với tỷ lệ cao hơn. Vì vậy các bậc cha mẹ nên chú ý quan tâm tới sự phát triển của các bé. Xem xét việc phát triển có đúng với tiến độ phát triển bình thường không. Đặc biệt là ở thời điểm 18 và 24 tháng tuổi. Hoặc cha mẹ cũng có thể yêu cầu được chẩn đoán sớm hơn.

 

2. Nguyên nhân và triệu chứng của trẻ rối loạn phát triển lan tỏa hay rối loạn phổ tự kỷ

 

Trẻ rối loạn phát triển lan tỏa thường có khả năng giao tiếp và biểu đạt kém. Sự phát triển não bộ không đồng đều và tư duy bị ảnh hưởng. Trẻ thường rất ít biểu đạt, giao tiếp, lặp lại các hành vị một cách đơn điệu. Các dấu hiệu trẻ rối loạn phát triển có thể nhận thấy được từ sớm khi kỹ năng giao tiếp không giống những đứa trẻ cùng trang lứa.

 

 

a. Những dấu hiệu trẻ rối loạn phát triển ở từng giai đoạn.

 

  • Ở giai đoạn 9 tháng tuổi: bé không đáp, phản ứng lại khi được gọi tên, hay các âm thanh từ người thân khi giao tiếp. Không có các phản hồi như cười hay biểu hiện khác.
  • Ở 12 tháng tuổi: chưa bập bẹ tập nói. Kèm theo đó là không có các cử chỉ như vẫy tay giao tiếp khi được chơi đùa cùng.
  • Không hoặc khó phát triển phi ngôn ngữ: ngoài ngôn ngữ giao tiếp với người thân trẻ rối loạn phát triển lan tỏa còn thiếu hụt khả năng phi ngôn ngữ. Một phần rất quan trọng trong giao tiếp. Cụ thể như ngôn ngữ cơ thể, các cử chỉ chân tay và biểu hiện khuôn mặt.
  • Ở giai đoạn bé lớn hơn: các mối quan hệ với bạn bè hạn chế hoặc hoàn toàn không. Không có phản ứng đặc biệt với những thứ bé quan tâm. Không bắt đầu hay duy trì một cuộc trò chuyện.
  • Phản ứng bất thường khi được cảm nhận, nếm, ngửi mọi thứ. Dễ bị tác động và giảm sút tâm trạng khi có những thay đổi nhỏ…

 

b. Nguyên nhân rối loạn phổ tự kỷ.

 

Hiện nay chưa thể xác định được các nguyên nhân chính xác dẫn đến trẻ rối loạn phát triển lan tỏa. Nhưng có thể xác định được các nhân tố ảnh hưởng và gây nên chứng tự kỷ. Gồm có các yếu tố như:

 

 

  • Yếu tố gen di truyền gây nên.
  • Trước khi mang thai: chấn động, tổn thương ở não.
  • Sau sinh: mắc bệnh vàng da nhân xơ não và một số căn bệnh khác.
  • Yếu tố môi trường sống: cha mẹ ít quan tâm tới bé, không thường xuyên giao tiếp dạy dỗ bé. Trẻ thường xuyên xem tivi, điện thoại mà không tiếp xúc với xã hội bên ngoài. Môi trường sống độc hại chứa nhiều hóa chất.

 

3. Liệu pháp, phương pháp can thiệp, điều trị, cách dạy cho trẻ rối loạn phát triển lan tỏa.

 

  • Về giáo dục:

Phương pháp giáo dục đặc biệt có thể tác động và cải thiện rất tốt các triệu chứng ở trẻ rối loạn phát triển lan tỏa. Tỷ lệ thành công càng cao nếu bé được tiến hành từ sớm. Tuy chưa đạt được 100% nhưng hiệu quả rất khả quan. Các phương pháp được áp dụng:

 

 

  • Phân tích và nghiên cứu hành vi của trẻ mắc bệnh.
  • Phương pháp trị liệu về giao tiếp, ngôn ngữ.
  • Giảng dạy bằng phương pháp đặc biệt về kỹ năng xã hội.
  • Điều trị, hòa hợp giác quan.
  • Điều trị với thuốc:

Đối với mỗi trường hợp và tổ hợp triệu chứng khác nhau ở mỗi trẻ rối loạn phát triển lan tỏa. Các bác sĩ sẽ có phán đoán và chẩn đoán chi tiết để đưa kết luận. Và áp dụng các pháp đồ điều trị với các loại thuốc phù hợp. Sẽ không có đơn thuốc nhất định đối với tự kỷ. Việc này cần được làm theo chỉ định của bác sĩ.

Việc phát hiện và điều trị kết hợp cả hai phương pháp sẽ mang lại hiệu quả cao nhất, tốt nhất cho trẻ. Giúp trẻ phục hồi khả năng giao tiếp cũng như tư duy một cách bình thường nhất có thể. Việc phát hiện sớm hay không còn dựa trên sự quan tâm, chú ý của các bậc cha mẹ đối với con em của mình. Vì vậy các bậc cha mẹ cần quan tâm và hết sức chú ý tới trẻ. Đồng thời tìm hiểu thông tin về trẻ rối loạn phát triển lan tỏa và phổ biến với người thân trong gia đình để chăm sóc bé tốt nhất.

zalo
zalo