Chi tiết Hoạt động

Trẻ tăng động giảm chú ý - một trong những nỗi lo lớn của nhiều phụ huynh ngày nay

 

Trẻ tăng động giảm chú ý là một trong những biểu hiện rối loạn thường thấy ở các em nhỏ và đang có xu hướng tăng lên mạnh. Điều này khiến cho nhiều các bậc phụ huynh vô cùng bất an, cũng như mệt mỏi trong việc dạy dỗ và chăm sóc chúng. Nếu phụ huynh nào đang có con cái gặp tình trạng này thì đừng bỏ lỡ bài viết gồm những thông tin hữu ích và giải pháp hiệu quả dưới đây.

 

1. Trẻ tăng động giảm chú ý thực chất được hiểu như thế nào?

 

a. Khái niệm hội chứng DHD ở trẻ em

 

Tăng động giảm chú ýtrẻ là những biểu hiện không bình thường có ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ. Những bé mắc hội chứng này thường bị mất tập trung, khả năng chú ý kém, không thể ngồi yên một chỗ và thường có những biểu hiện tăng động và phấn khích. Các biểu hiện này của bé đều có thể xảy ra ở trường học hoặc thậm chí tại nhà. 

 

 

b. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng động giảm chú ý ở trẻ

 

Vậy nguyên nhân trẻ bị chứng rối loạn giảm chú ý ADD là do đâu, liệu các bậc phụ huynh đã nắm rõ hay chưa? Dưới đây là một số những lý do phổ biến dẫn tới trẻ tăng động giảm chú ý:

  • Do yếu tố di truyền: các bé sẽ có thể bị ảnh hưởng bởi những người ruột thịt trong gia đình như bố mẹ. Đặc biệt, tỷ lệ bé trai mắc hội chứng rối loạn này cao hơn các bé gái
  • Do cấu trúc não có vấn đề: kích thước não ở những trẻ bị mắc hội chứng này được cho là nhỏ hơn so với các trẻ bình thường.
  • Do khi mang thai, mẹ thường xuyên sử dụng các chất kích thích như: bia rượu, thuốc lá….

 

2. Những dấu hiệu nhận biết trẻ mất tập trung giảm chú ý là gì?

 

Hội chứng nào cũng có một số biểu hiện cụ thể và tăng động giảm chú ý cũng vậy. Điều này giúp cho các bậc phụ huynh có thể căn cứ vào đó để nhận biết. Dưới đây sẽ là một số dấu hiệu nhận biết tình trạng tăng động và giảm chú ý ở trẻ nhỏ:

 

a. Đối với trẻ mắc chứng rối loạn giảm chú ý ADD

 

  • Nếu quan sát trẻ hoạt động, các bạn có thể mất tập trung và việc chú ý rất khó khăn.
  • Những hoạt động và công việc trẻ đang làm luôn ngừng lại đột ngột,  bỏ lỡ.
  • Khi phụ huynh hướng dẫn trẻ thực hiện hành động theo yêu cầu, trẻ thường không theo kịp hoặc bỏ lỡ chi tiết quan trọng khiến hoạt động đó không được hoàn thành.
  • Trong một vài trường hợp trẻ còn có thể làm mất đồ dùng và thậm chí còn quên.
  • Chậm nói.

 

b. Đối với trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý

 

  • Trẻ em luôn tỏ ra phấn khích  tăng động, hoạt động chạy nhảy liên tục không ngừng nghỉ.
  • Thường xuyên có cảm giác dễ chán.
  • Không thể ngồi yên một chỗ tập trung và thường gây loạn, không giữ được im lặng
  • Trẻ hay cáu giận, bất cẩn trong mọi hoạt động.
  • Thường xuyên tự tiện, bắt người khác làm theo ý mình.

 

3. Những giải pháp khắc phục tăng động giảm chú ý ở trẻ hữu ích cho các bậc phụ huynh

 

Trẻ tăng động giảm chú ý thường gặp rất nhiều vấn đề khó khăn trong hoạt động cuộc sống đời thường, đặc biệt là khả năng giao tiếp và chăm sóc bản thân. Bởi vậy các bậc phụ huynh chẳng thể khoanh tay đứng nhìn mà nhất định phải quan tâm giúp đỡ bé phát triển toàn diện hơn. Dưới đây sẽ là một số giải pháp hữu ích mà bậc phụ huynh có con trẻ tăng động giảm chú ý cần nắm rõ:

 

 

  • Thường xuyên dành thời gian tâm sự, trò chuyện với trẻ trong ngày. Trẻ rất cần nhận được sự quan tâm chăm sóc từ cha mẹ, nhờ đó mà tình cảm của bé và cha mẹ cũng trở nên tốt hơn.
  • Khích lệ các bé tham gia vào các hoạt động vui chơi tích cực có sự giao lưu giữa bé và mọi người xung quanh. Điều này vừa giúp bé gắn kết hơn với các bạn xung quanh, vừa rèn luyện sức khỏe và tính kiên nhẫn của bản thân.
  • Tìm hiểu kỹ những thông tin quan trọng về chứng rối loạn giảm chú ý ADD. Đồng hành cùng với bác sĩ trong việc điều trị.
  • Thường xuyên khen thưởng khi bé làm đúng, hoàn thành các công việc một cách hoàn hảo. Điều này vừa giúp bé vui vẻ mà còn khích lệ được sự nỗ lực của bé.
  • Tuyệt đối không làm kích động bé đặc biệt không được dùng đòn roi răn dạy mà nên khuyên bảo chúng nhỏ nhẹ.
  • Tìm hiểu những loại thực phẩm chức năng tốt cho não bộ của trẻ.
  • Nếu đang chữa trị bệnh cho trẻ mất tập trung giảm chú ý bằng thuốc thì cần dùng thuốc do bác sĩ kê đơn để đảm bảo an toàn. Lưu ý các bậc phụ huynh nên cho bé dùng thuốc đúng liều lượng và giờ giấc cụ thể. 
  • Ngoài hoạt động tại nhà, các bậc phụ huynh nên kết nối với phía trường học mà bé đang học tập. Nhờ giáo viên chú ý và giúp đỡ bé đồng thời cung cấp thông tin bé làm gì ở lớp, hoạt động như thế nào.

 

Mong rằng với những thông tin hữu ích chúng tôi đề cập ở trên sẽ giúp cho các bậc phụ huynh đang có trẻ bị tăng động giảm chú ý. Nhất định phải quan tâm và chăm sóc các bé giúp bé hoàn thiện và hòa nhập với cuộc sống nhanh nhất có thể.

zalo
zalo